Tin tức
Thaco Trường Hải  tiếp tục rót tiền vào công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí

Thaco Trường Hải tiếp tục rót tiền vào công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí

Tại buổi họp trực tuyến về phát triển công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí với các doanh nghiệp các tỉnh phía Nam và TP.HCM ngày 20/10, ông Trần Bá Dương cho biết, dự kiến năm 2020, xuất khẩu về cơ khí có thể đạt 200 triệu USD. Đó là lý do Thaco đầu tư phát triển lớn hơn, đầu tư sắp tới ước tính là 2.000 tỷ đồng và phải làm cho kịp trong năm 2022. Khi chuyển đổi, nâng cấp sản xuất cơ khí và công nghiệp hỗ trợ của Thaco thì phải có sự tổ chức lại, không còn ở trong nội bộ mà phát triển ra bên ngoài… Ông Dương nhấn mạnh: “Trong lúc dịch bệnh, bộc lộ nhu cầu cơ khí của cả nước, mà mình lại sản xuất được, lúc đó Thaco cung cấp rất nhiều linh kiện trong y tế. Đồng thời, sau dịch bệnh, có một sự chuyển dịch đặt hàng nhiều hơn. Riêng gia công cơ khí năm nay tăng gấp đôi, nhất là xuất khẩu”.

xem thêm
Làn sóng nhà máy Trung Quốc ngừng hoạt động, cắt giảm sản xuất vì “càng làm càng lỗ”

Làn sóng nhà máy Trung Quốc ngừng hoạt động, cắt giảm sản xuất vì “càng làm càng lỗ”

Làn sóng đóng cửa, tạm dừng sản xuất đang quét qua các nhà máy ở trung tâm sản xuất phía nam Trung Quốc, do giá nguyên vật liệu tăng vọt, lấn át lợi nhuận và làm gia tăng lo ngại về rủi ro lạm phát của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

xem thêm

"Quyết chiến" để phát triển ngành cơ khí

Ông Nguyễn Thể Hà, đại diện Công ty TNHH Cơ khí Bùi Văn Ngọ, đề xuất đẩy mạnh phát triển công nghiệp cơ khí hỗ trợ cho ngành nông nghiệp để khẳng định Việt Nam có đủ năng lực để làm cơ khí nông nghiệp. Ghi nhận những kiến nghị của cộng đồng DN và các đơn vị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết tháng 11 tới sẽ có nghị quyết với những giải pháp, chính sách tốt hơn cho ngành cơ khí với tầm nhìn đến năm 2035. Thủ tướng đặt vấn đề hiện nay, một số địa phương bỏ hẳn ngành cơ khí, không tập trung làm trọng điểm ở từng địa phương để đưa ngành phát triển. Từ thực tế này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chính phủ sẽ "quyết chiến" để đưa cơ khí Việt Nam vươn lên.

xem thêm
Phân biệt Sự khác nhau giữa gang đúc và thép đúc

Phân biệt Sự khác nhau giữa gang đúc và thép đúc

Trong ngành cơ khí chế tạo thì chúng ta gặp rất nhiều các sản phẩm từ gang đúc và thép đúc. Và với những ưu việt về tiết kiệm vật liệu thì phương pháp đúc được sử dụng ngày càng phổ biến và không thể thiếu trong cơ khí chế tạo. Và thự tế khi nhìn sản phẩm đúc, liệu các bạn có thể nhận ra đâu là sản phẩm của gang đúc và đâu là sản phẩm của thép đúc? Chính vì vậy, bài chia sẻ ngày hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn phâm biết được sự khác nhau giữa Gang đúc và Thép đúc.

xem thêm
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô: Doanh nghiệp vẫn đang thiếu chủ động?

Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô: Doanh nghiệp vẫn đang thiếu chủ động?

Nguyên nhân nào khiến khối lượng doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô của Việt Nam chưa phát triển như kỳ vọng? Hiện nay, tổng số các doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô là 358 doanh nghiệp, trong đó có 50 doanh nghiệp lắp ráp ô tô, 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe và thùng xe, 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô. Đây là con số quá thấp so với 385 doanh nghiệp ở Malaysia và 2.500 doanh nghiệp ở Thái Lan về sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô. Vậy đâu là khó khăn khiến doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô Việt Nam chưa “hùng hậu”?

xem thêm
Thực Trạng Ngành Đúc gang thép Việt Nam

Thực Trạng Ngành Đúc gang thép Việt Nam

Trên thế giới, cuộc cách mạng về máy tính điện tử đã có tác động lớn vào nền sản xuất công nghiệp. Đặc biệt, trong ngành công nghiệp chế tạo khuôn mẫu hiện đại, công nghệ thông tin (CNTT) đã được ứng dụng rộng rãi, để nhanh chóng chuyển đổi các quá trình sản xuất theo kiểu truyền thống sang sản xuất công nghệ cao (CNC); nhờ đó các giai đoạn thiết kế và chế tạo khôn mẫu từng bước được tự động hoá. (CAD/CAM – trong đó: CAD là thiết kế với sự trợ giúp của máy tính điện tử; CAM là sản xuất với sự trợ giúp của máy tính điện tử, còn được gọi là gia công điều khiển số). 

xem thêm
Ngành thép làm gì trước sức ép cạnh tranh?

Ngành thép làm gì trước sức ép cạnh tranh?

Mặc dù thép là một trong những ngành công nghiệp được nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư, nhưng hiện phần lớn các doanh nghiệp (DN) ngành này vẫn thuộc loại vừa và nhỏ, sức cạnh tranh yếu. Theo các chuyên gia, các DN cần phải “cải tổ” nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để có giá thành cạnh tranh.

xem thêm